Các giai thoại về nhà toán học Gauss!

Nhà bác học người Đức Gauss (1777 – 1855) được mệnh danh là “Hoàng tử của các nhà toán học”. Các công trình của ông rộng khắp các lĩnh vực trong toán học, thiên văn học, vật lý, trắc địa… và có ảnh hưởng sâu sắc đối với sự phát triển của toán học và nhiều ngành khoa học khác. Ông được xếp ngang hàng cùng Archimede, Euler và Newton, những nhà toán học vĩ đại nhất của nhân loại.

Xem thêm Rào cản tâm lý: Điếc không sợ súng!

Học tính trước khi học nói!

Johann Carl Friedrich Gauss sinh ngày 30 tháng 4 năm 1777 và mất ngày 23 tháng 2 năm 1855. Gauss được người đời ca tụng là “Hoàng tử của các nhà toán học”, thế nhưng danh hiệu này không hoàn toàn xuất phát từ những đóng góp của ông cho nền toán học mà còn bởi vì từ nhỏ, ông vốn là một thần đồng có khả năng tính toán hơn người.

Gia đình của Gauss thuộc tầng lớp lao động nghèo trong xã hội Đức, mẹ của ông thậm chí còn không biết chữ và có rất ít kiến thức. Vì không biết chữ, bà không thể ghi lại ngày sinh của Gauss mà chỉ nhớ rằng ông được sinh ra vào tháng 4, trước lễ Thăng Thiên 8 ngày và sau lễ Phục Sinh 39 ngày. Khi còn nhỏ, nhờ vào những dữ liệu mà mẹ cho mình biết, Gauss đã có thể tính được ngày sinh của mình và phát hiện ra nhiều phương pháp tính ngày theo lịch.

Nhiều giai thoại kể rằng Gauss đã tính toán cực kì nhạy bén từ năm lên 3, cái tuổi mà đám con nít vẫn khóc nhè giành nhau cây kẹo mút. Một hôm ông vô tình gặp ba của mình đang tính toán các ghi chép bán hàng, ông chợt nhận thấy một sai sót nhỏ và báo cho ba biết. Người ba lúc bấy giờ nửa tin nửa ngờ vì con trai của mình chỉ mới 3 tuổi thì làm sao có thể biết đúng hay sai, mặc dù vậy ông vẫn cẩn thận kiểm tra và tính lại. Thật bất ngờ khi đúng là ông đã tính sai ở ngay chỗ mà Gauss mách mình.

Tổng số tự nhiên từ 1 đến 100

Năm Gauss lên 7, lại tiếp tục xuất hiện một giai thoại khác về khả năng tính toán của ông. Gauss đi học ở lớp và thầy giáo đưa ra một đề toán hãy tính tổng của các số từ 1 đến 100.

Đây là một bài toán dạng cấp số cộng đơn giản với chúng ta ngày nay, nhưng với một đứa trẻ lên 7 thì đây là một câu hỏi tương đối phức tạp. Suy nghĩ trong vài giây, Gauss tuyên bố đã giải được thế nhưng thầy giáo cho rằng ông không thể giải quyết nhanh đến thế nên bảo Gauss hãy xem kỹ lại, có thể tính bị sai đấy. Nhưng Gauss không hề sai, ông giải thích một cách nhanh gọn: “Ta lấy số đầu tiên cộng với số cuối cùng rồi số thứ 2 cộng với số trước số cuối cùng và cứ thế ta sẽ có những cặp số mà tổng số mỗi cặp là 101.Cứ xếp từng cặp như thế (từ 1 đến 100) ta sẽ có 50 cặp. Vậy thì tổng số các số nguyên từ 1 đến 100 sẽ bằng: 50 cặp * 101 = 5050.

Thực vậy:
1+100=101
2+99=101
3+98=101
……..
50+51=101
50 cặp * 101=5050.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

25 + = 27
Powered by MathCaptcha