Thuyết Hành Vi (Phần 3): Operant Conditioning: thí nghiệm, hạn chế và ứng dụng

Thuyết Hành Vi (Phần 3)

Chúng tôi xin giới thiệu bài viết của cô Bình Minh, trong nhóm Teacher-Share. Xem phần trước tại đây Thuyết hành vi – Phần 1Thuyết Hành Vi (Phần 2)

Ở bài trước chúng ta đã bàn về những hạn chế của Classical Conditioning đó là chỉ tập trung vào những phản xạ mang tính tự nhiên mà con người không điều khiển được.

Nhìn ra được những hạn chế đó, Operant Conditioning được Skinner phát triển để giải thích những hành vi phức tạp hơn và do chủ ý của con người. Ông tạo ra chiếc hộp Skinner box để thử nghiệm với chuột và chim bồ câu. Cụ thể:

Trong chiếc hộp có các nút bấm tương ứng với chức năng khác nhau: phát ra âm thanh, phát ra ánh sáng, đưa thức ăn vào hộp và gây giật điện. Bên ngoài hộp kết nối với 1 chiếc bút để vẽ lại đồ thị của những lần bấm. Skinner thấy rằng mới đầu, chuột ấn các nút ngẫu nhiên nhưng về sau thì số lần ấn nút cho thức ăn ngày càng tăng còn nút gây giật điện ngày càng giảm. Tuy nhiên nếu ông liên tục không cung cấp thức ăn dù chuột ấn đúng nút thì nó cũng sẽ quên sự kết nối đó và dần không bấm nút đó nữa (extinction).

Thuyết Hành Vi (Phần 3): Operant Conditioning: thí nghiệm, hạn chế và ứng dụng

Kết luận 1: Những hành động mang lại kết quả đáng mong đợi (reinforcement – cụ thể ở đây là đồ ăn) được lặp lại nhiều hơn hành động mang lại kết quả không mong đợi (punishment – điện giật).

Sau đó, ông làm nhiều thí nghiệm khác với bồ câu để hiểu hơn về nguyên lý của Operant Conditioning. Cụ thể trong thí nghiệm này, các reinforcement xuất hiện ở những tần suất và thời gian khác nhau thay vì liên tục như ở thí nghiệm trên (chú chuột được đồ ăn ngay khi ấn đúng nút bấm).

Ông thấy rằng schedule of reinforcement khác nhau có ảnh hưởng khác nhau tới tốc độ thực hiện phản ứng và dừng phản ứng (extinction) như thế nào.

Ở phần này mình sẽ dùng hình ảnh đời thường diễn tả cho dễ hiểu nhưng thầy cô và phụ huynh có thể xem ảnh (hình 3) bên dưới để đọc kĩ hơn về định nghĩa. Tưởng tượng chim bồ câu nói trên là bạn học sinh đang học bảng cửu chương. (Lưu ý những gì mình miêu tả là tương ứng với thí nghiệm, kết quả có thể không hoàn toàn giống thực tế.)

Thuyết Hành Vi (Phần 3): Operant Conditioning: thí nghiệm, hạn chế và ứng dụng
  • Fixed Ratio reinforcement (bạn cứ học xong 1 bảng là được đi chơi): lúc này bạn sẽ cố gắng học xong thật nhanh để được đi chơi, tuy nhiên extinction diễn ra cũng nhanh vì chỉ cần sau vài lần học thuộc bảng cửu chương mà không được đi chơi như lịch trình thì bạn sẽ không còn muốn học nữa.
  • Variable Ratio reinforcement (bạn không biết khi nào mình được đi chơi, có khi thì học xong 1 bảng được đi chơi, khi thì 2 bảng, khi thì 3 bảng): lúc này bạn vẫn cố gắng học thật nhanh, tuy nhiên extinction diễn ra chậm hơn vì bạn không có liên kết rõ ràng khi nào được đi chơi.
  • Fixed interval reinforcement (cứ một tuần bạn được đi chơi 1 lần): vậy bạn sẽ học đều đều từ từ hoặc có thể lơ là lúc đầu tuần và tăng tốc vào gần cuối tuần. Extinction diễn ra cũng tương đối nhanh.
  • Variable interval reinforcement (bạn không biết bao lâu thì được đi chơi, khi thì 1 ngày khi thì 2 ngày…) lúc này bạn sẽ cố gắng học từ từ đều đặn, đồng thời extinction diễn ra cũng chậm hơn.

Kết luận 2: Skinner cho rằng tần suất các reinforcement khác nhau ảnh hưởng đến tốc độ học và quên của người học. Cụ thể, ratio reinforcement thì sẽ nhắm vào tốc độ (bạn HS có thể học thật nhanh để xong việc phải làm) còn interval reinforcement thì sẽ duy trì được sự đều đặn. Trong đó, variable interval reinforcement đảm bảo được sự bền bỉ của hành vi cũng như giảm được khả năng từ bỏ hành vi (extinction) nhiều hơn các dạng khác. (biểu đồ trích từ Schunk, 2012) (hình 4)

Thuyết Hành Vi (Phần 3): Operant Conditioning: thí nghiệm, hạn chế và ứng dụng

Hạn chế của Operant conditioning:

  • Tính áp dụng của thí nghiệm chưa cao do một số nhà khoa học dùng cách này để dạy các con vật khác nhưng không thành công
  • Tương tự Classical conditioning, Operant conditioning đề cao yếu tố môi trường bên ngoài và bỏ qua yếu tố bên trong người học (tâm lý, khả năng tư duy, cảm xúc …)
  • Skinner cho rằng tất cả những gì người học thể hiện ra chính là những gì họ học được, nhưng thực tế nó chỉ là một phần của sự học.

Ứng dụng vào dạy học: Chẳng hạn khi giáo viên lên lịch thi cho học sinh

  • Khi học sinh biết cứ hết Unit hoặc cứ mỗi 1 tháng sẽ có 1 bài kiểm tra, thì tâm lý chung là các bạn sẽ học khi sắp thi và sau đó lại sao nhãng cho đến khi có đợt thi tiếp theo.
  • Nhưng nếu các bạn không biết lịch và có thể kiểm tra bất cứ lúc nào thì khả năng cao là các bạn sẽ có ý thực học đều đặn hơn.

Dựa vào đây GV có thể chủ động hơn trong việc lên lịch thi và có những điều chỉnh nhất định. Nếu là kì thi cố định ở trường thì khi nắm bắt được tâm lý này, thầy cô cũng có những chuẩn bị kỹ càng hơn cho học sinh.

Có thể thấy Operant Conditioning cho chúng ta biết thêm thông tin bổ ích về bản chất và cách điều chỉnh hành vi của con người.

Ngoài ví dụ trên, các thầy cô thấy Operant conditioning còn được áp dụng khi nào nữa ạ?

Nguồn tham khảo:

Ormrod, J. E., Anderman, E. M., & Anderman, L. H. (2022). Educational psychology: Developing learners, loose-leaf version (7th ed.). Pearson.

Schunk, D. H. (2012). Learning theories: An educational perspective (6th ed.). Pearson.

Trung, G. T. (2023). Sư phạm khai phóng. Tri Thức

Nguồn ảnh: https://www.simplypsychology.org/operant-conditioning.html

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

90 − 88 =