Định luật Cunningham là gì?

Định luật Cunningham là gì?

Một chàng trai định mua xe giá 200 triệu, đăng bài hỏi: “Tôi muốn mua xe khoảng 200 triệu, có ai có gợi ý không?” 3 tiếng sau chỉ có 2 bình luận. Sau đó chàng trai đổi cách nói: “Xe dưới 200 triệu không có con nào xài được.” 10 phút sau, có hơn 1000 bình luận phản đối.

Lướt mấy group Facebook, thấy có người bình luận “Quang Trung và Nguyễn Huệ là hai người khác nhau.” Thế là bạn “ngứa tay” vào thả comment chữa lỗi.

Nhiều phụ huynh mặc dù giao cho con làm việc nhà, nhưng khi thấy đứa con vụng về quá sức hoặc cứ liên tục làm đổ vỡ đồ đạc bèn giành lấy làm luôn, vừa làm vừa cằn nhằn “Đã kêu dọn lại còn bày thêm.”

Định luật Cunningham là gì?

Những ví dụ trên cho chúng ta thấy một điều, bộ não bị kích thích khi nó nghe thấy một câu nói chứa đựng thông tin sai, hoặc một câu hỏi / việc làm được thực hiện theo cách cực-kỳ-ngô-nghê. Nói cách khác, tâm trí của chúng ta có xu hướng sửa chữa mọi thứ. 

Định luật Cunningham là gì?

Định luật Cunningham, thường được nhắc đến trong lĩnh vực công nghệ thông tin và cộng đồng trực tuyến phát biểu rằng “Cách nhanh nhất để có được câu trả lời đúng trên Internet không phải là đặt câu hỏi, mà là đưa ra một câu trả lời sai.”

Theo Steven McGeady, cựu điều hành của Intel, Cunningham đã khuyên anh ta về điều này một cách bất chợt vào đầu những năm 1980, và McGeady đã đặt tên cho luật này của Cunningham. Trớ trêu thay, chính Cunningham lại phủ nhận quyền sở hữu của luật mà ông nêu ra, gọi đó là một “hành vi sai trái tự từ chối bằng cách tuyên truyền qua internet.”

Định luật Cunningham là gì?
Howard G. Cunningham là một lập trình viên người Mỹ, có công phát triển wiki đầu tiên và là đồng tác giả của Tuyên ngôn về phát triển phần mềm Agile.

Cơ chế Hoạt động Định luật Cunningham

1. Tâm lý con người: Nhiều người cảm thấy hứng thú hoặc có nhu cầu chứng minh một người khác sai hơn là cung cấp câu trả lời cho một câu hỏi đơn thuần. Khi thấy một thông tin sai, họ sẽ nhanh chóng chỉnh sửa và cung cấp thông tin đúng.

2. Hiệu quả của cộng đồng: Cộng đồng trực tuyến, đặc biệt là những nơi như diễn đàn, Reddit, Stack Exchange, thường có nhiều thành viên với kiến thức chuyên sâu. Những người này sẽ cảm thấy có trách nhiệm đảm bảo rằng thông tin được chia sẻ là chính xác.

3. Tính tương tác: Một câu trả lời sai có thể kích thích nhiều cuộc thảo luận và tranh luận, dẫn đến việc nhiều người tham gia và cung cấp thêm thông tin chi tiết.

Ứng dụng của Định luật Cunningham

  • Tìm kiếm thông tin nhanh chóng: Thay vì chờ đợi ai đó trả lời câu hỏi của bạn, việc đưa ra một thông tin sai có thể kích thích người khác tham gia và cung cấp câu trả lời đúng một cách nhanh chóng. Nếu bạn cần thông tin, online hay offline gì cũng thế, hãy điều chỉnh lại cách hỏi của mình, sao cho nó hàm chứa một ít thông tin sai lệch hoặc chưa hoàn toàn chính xác. Ví dụ, thay vì hỏi “Làm thế nào để quay video trên điện thoại hiệu X?”, bạn có thể thay thế bằng “Điện thoại hiệu X của tôi không quay video được. Tôi có nên đổi sang mẫu mới của hiệu Y không?”
  • Cải thiện chất lượng thông tin: Trong các cộng đồng trực tuyến, việc đưa ra câu trả lời sai có thể dẫn đến việc nhiều chuyên gia tham gia và cung cấp các nguồn tài liệu, bằng chứng để chứng minh điều đúng, giúp cải thiện chất lượng và độ tin cậy của thông tin.
  • Giáo dục và học tập: Đối với các giáo viên và người hướng dẫn, việc cố ý đưa ra các câu trả lời sai có thể kích thích học sinh tham gia thảo luận, nghiên cứu và tìm ra câu trả lời đúng, qua đó nâng cao khả năng tư duy phản biện và kiến thức.
  • Bạn có thể vận dụng Quy luật Cunningham trong việc thu hút sự chú ý và tương tác của người lạ hoặc người mới quen biết. Bằng cách đặt một câu hỏi nghe có vẻ ngớ ngẩn, hoặc nói một điều gì đó không chính xác, bạn sẽ thu hút sự chú ý của họ. Ngoài ra, bằng việc “tỏ vẻ” không biết nhiều về lĩnh vực mà đối phương am hiểu, bạn tạo cho họ cảm giác làm chủ cuộc trò chuyện, từ đó dần xây dựng sự tự tin và thoải mái nơi họ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

3 + 1 =
Powered by MathCaptcha