Học nhiều và Bay cao!

Học nhiều và Bay cao!

Mọi năm học mới, tôi mời những sinh viên đã tốt nghiệp vài năm trước quay lại và chia sẻ kinh nghiệm làm việc của họ với sinh viên mới. Năm nay, Fujiko Yamamoto, người đã tốt nghiệp vài năm trước, trở lại và cho sinh viên lời khuyên:

“Tôi bao giờ cũng thích thách thức mới vì chúng làm tôi háo hức. Tôi không thích làm cùng một điều lặp lại cho nên tôi đổi việc làm cứ sau vài năm. Tôi muốn nhấn mạnh ở đây rằng tôi đổi việc làm, không đổi công ti. Tôi vẫn làm việc cho cùng công ti ở Menlo Park, California nhưng chuyển lên những vị trí tốt hơn. Tôi làm điều đó vì tôi thích cơ hội học cái gì đó mới.”

“Khi các bạn đi làm, các bạn sẽ biết rằng người quản lí bao giờ cũng muốn các bạn ở trong cùng việc làm nếu các bạn làm việc tốt vì họ có thể dựa vào bạn để làm cho công việc được thực hiện. Đừng rơi vào cái bẫy đó, trong công nghiệp công nghệ, thái độ học tập được cần để thành công. Trong lĩnh vực kĩ thuật, công cụ, nền, và công nghệ thường xuyên thay đổi. Bao giờ cũng có cái gì đó mới để học. Đừng bằng lòng và dừng việc học, cho dù bạn có việc làm tốt.”

“Với nhiều người, tốc độ thay đổi nhanh chóng này là quá nhiều, nhưng với tôi, nó là cơ hội để học kĩ năng mới. Khi bạn có bản kế hoạch nghề nghiệp năng nổ, nó có thể giúp bạn đi lên nhanh hơn. Không thành vấn đề bạn ở đâu trong nghề nghiệp của bạn, bao giờ cũng có những thứ để học. Bẩy năm trước, là sinh viên như nhiều bạn ở đây, tôi đã được Giáo sư Vũ yêu cầu viết bản kế hoạch nghề nghiệp, tôi đã nghe lời khuyên của thầy, lập kế hoạch cho tương lai của tôi và vẫn theo đuổi nó ngày nay. Trong bản kế hoạch nghề nghiệp của mình, tôi đã viết hai câu hỏi cho bản thân tôi: “Để được thăng cấp sang mức tiếp trong nghề của mình, mình cần làm cái gì? Mình cần học hay cải tiến kĩ năng nào?” Ngay cả ngày nay, hai câu hỏi này vẫn còn quan trọng với tôi.”

“Khi tôi có việc làm và đã làm nó được một thời gian, không còn gì mấy cho bạn để học thêm. Về căn bản, tri thức và kĩ năng của bạn vẫn còn như vậy cho nên bạn cần học cái gì đó mới để đi lên và bay cao. Thung lũng Silicon là chỗ của cơ hội với bầu trời mở cho bất kì ai muốn soải cánh bay lên… ”

“Trong công nghiệp công nghệ, bạn dành nhiều thời gian hơn với các thành viên tổ của bạn. Nếu bạn có mối quan hệ tốt với họ, tổ trở thành gia đình của bạn. Khi thành viên tổ thích bạn và ủng hộ bạn, thì bạn có nhiều khả năng được thăng cấp. Khi tôi bắt đầu làm việc, tôi học làm việc trong hài hoà với những người khác và đối xử với họ có chăm nom cẩn thận. Nhiều người mới tốt nghiệp thích ganh đua và phát triển thái độ kiêu căng với người khác. Đó là sai lầm lớn. Cho dù bạn là sinh viên giỏi nhất trong trường khi bạn đi làm, bạn sẽ thấy rằng có hàng trăm người hay hơn cũng là sinh viên giỏi nhất ở trường họ nữa, và họ cũng ở trong cùng công ti với bạn. Cho nên đừng kiêu căng. Vì thái độ khiêm tốn của tôi, tôi lắng nghe lời khuyên của người khác và đối xử với họ một cách kính trọng, chỉ trong vài tháng, mọi người đều thích tôi.”

“Ngay cả ngay nay, nhiều sinh viên vẫn tin rằng kĩ năng kĩ thuật là quan trọng, điều đó là giả định sai. Kĩ năng kĩ thuật mở ra cánh cửa cơ hội nhưng kĩ năng mềm là thang máy để bạn lên mức tiếp. Trong vài tháng đầu, tôi đã làm việc chăm chỉ và chứng tỏ cho tổ rằng tôi có năng lực làm công việc kĩ thuật. Là nữ, kĩ năng trao đổi của tôi là tốt hơn phần lớn các thành viên nam cho nên tổ đề nghị tôi làm phần lớn việc trình bày và đại diện cho dự án trong gặp gỡ với những người quản lí. Khi cơ hội tới cho vị trí người quản lí dự án, tổ đề cử tôi. Đây là điều ngạc nhiên vì tôi chỉ làm việc cho công ti mới được mười tám tháng. Người quản lí cấp cao do dự vì ông ấy lập kế hoạch thuê ai đó có nhiều kinh nghiệm hơn nhưng nhiều thành viên tổ nói: ‘Chúng tôi thích Fujiko và chúng tôi sẽ làm việc với cô ấy và giúp cô ấy với dự án này. Nếu ông thuê ai đó mới, ông có thể không có được sự ủng hộ từ chúng tôi.” Đó là lí do tôi đã được thăng cấp sang mức tiếp.”

“Nhiều người không quản lí thời gian rỗi của họ để tạo cho họ lợi thế. Là người quản lí dự án mới, tôi dành mọi giây phút rỗi rãi của mình để học về quản lí dự án. Khi người khác dành thời gian rỗi của họ vào Facebook, Snapchat, và phương tiện xã hội khác, tôi hội tụ vào việc đọc bài báo kĩ thuật hay các websites giúp tăng tri thức của tôi. Tôi bao giờ cũng giữ một danh sách các sách tôi phải đọc để cho bất kì khi nào tôi có thời gian, tôi chỉ mở sách trên danh sách và học những điều hữu dụng.”

“Dự án này là thành công lớn và tôi được thưởng với nhiều tuỳ chọn cổ phiếu. Thay vì ở lại với nhóm dự án, tôi yêu cầu người quản lí cho tôi vị trí khác trong nhóm Phân tích Dữ liệu. Đây đã là thách thức vì tôi đã không biết mấy về phân tích dữ liệu vào lúc đó. Tôi đã làm quyết định đó vì không còn mấy thứ tôi có thể học trong nhóm cũ. Tôi đã làm tốt việc tốt về quản lí dự án thành công, điều làm ra nhiều tiền cho công ti nhưng tôi muốn thách thức khác. Khi gia nhập nhóm Dữ liệu, tôi đã không biết gì mấy, cho nên tôi đề nghị họ giúp tôi học những điều mới. Tôi phải học môn thống kế để cải tiến kĩ năng phân tích của tôi. Có nhiều thứ cần học vào lúc đó nhưng với tình yêu học tập, tôi nhanh chóng vượt qua các khó khăn và gây ấn tượng cho nhóm về khả năng của tôi trong phân tích và dự báo kết quả. Dự án dữ liệu của chúng tôi lại thành công bên ngoài mong đợi của cấp quản lí. Tin tức lan đi khắp công ti rằng tôi là ‘ngôi sao đang lên’ cho nên một số thành viên tổ dự án quyết định tham gia với tôi trong nhóm phân tích dữ liệu này. Tôi đã mở rộng nhóm dữ liệu lên hơn một trăm người. Khi nhón trở nên lớn hơn, trách nhiệm của tôi cũng thay đổi và tôi phải học nhiều hơn để quản lí nhiều dự án lớn đồng thời….”

“Bây giờ như các bạn biết, tôi trở thành giám đốc của nhóm phân tích Dữ liệu lớn, một trong những chức năng chính của công ti. Chúng tôi thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn, tổ chức chúng lại, phân tích chúng, và dự báo kết quả. Khi tôi nhìn vào bạn cùng lớp đã tốt nghiệp cùng thời gian với tôi bẩy năm trước, tôi thấy rằng nhiều người vẫn đang làm việc như người phát triển phần mềm hay người phát triển web nhưng tôi đã chuyển lên các chức vụ cao hơn. Về trung bình, phải mất bốn năm để đi lên một chức vụ nhưng tôi mất bẩy năm để đi lên bốn chức vụ. Tôi có thể qui công lao tất cả là do có bản kế hoạch nghề nghiệp năng nổ mà tôi đã xây dựng khi tôi còn ở đây bẩy năm trước.”

“Bây giờ tôi có câu hỏi cho tất cả các bạn: “Các bạn có nghĩ về tương lai trước bẩy năm không, điều các bạn muốn làm?” Các bạn có thể làm cùng điều như tôi. Xin làm việc trên bản kế hoạch nghề nghiệp của các bạn và tự hỏi bản thân bạn: “Mình sẽ cần phát triển kĩ năng nào để có thể giúp mình đi lên? Nhưng nếu các bạn hỏi tôi, tôi sẽ nói “Cứ liên tục học, không bao giờ ngừng học và các bạn sẽ bay cao.”

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

3 + 3 =